Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Lá giang và những công dụng của lá giang trong việc chữa bệnh

Lá giang là loài dây leo thường sống ven sông rạch thuộc vùng Đông Nam Á. Loài cây này phân bố ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Lá Giang

Ở Việt Nam, cây lá giang mọc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở Nam Bộ, cây lá giang thường mọc hoang ven sông rạch, trong vườn cây, được dùng làm rau và làm thuốc. Hiện nay, cây lá giang được trồng làm nguồn rau sạch đặc sản ở một số hộ nông dân. Người dân Nam Bộ dùng lá giang nấu canh chua, chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng như xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò.... Canh chua lá giang là một món ăn ngon, bổ.
Dược tính cao
Cây lá giang mọc hoang ở ven rừng, ven suối, ven sông trong các quần hệ thứ sinh, có khi gặp ở nương rẫy, đồi cây bụi, nơi có nhiều ánh sáng. Thân cây lá giang là loại dây leo dài 1,5 - 4 m, nhẵn, có ít nhựa mủ trắng. Thân bò trên cây sống, cây chết hoặc thảm thực vật xanh. Rễ có nhiều cấp mọc sâu trên đất ẩm.
Người ta đã phát hiện thân, lá và rễ của cây lá giang còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Cụ thể, thành phần hóa học được xác định trong 100 g lá giang gồm 85,3 g nước, 3,5 g protein, 3,5 g glucid, 0,6 mg carotein, 26 mg vitamin C. Là một loài cây có dược tính cao, chất saponin trong lá giang có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella. Có nơi, người ta dùng lá giang giã lẫn với lá khoai lang, chế nước uống chữa ngộ độc sắn (mì).
Tuy nhiên, cần lưu ý khi nấu lá giang cũng như các loại canh chua khác, không nên sử dụng nồi nhôm mà nên dùng các loại nồi inox, tráng men không rỉ. Nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và ăn ngay do chất chua có thể ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, có thể gây ngộ độc.
Cây lá giang là cây thuốc dân gian, dùng chữa chứng ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp. Cây lá giang dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da; dùng làm thực phẩm có vị chua khi chế biến các món ăn (cá, thịt).
Thân lá giang làm thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính. Đặc biệt, nó còn có tác dụng chữa viêm ruột, phong thấp, sưng tấy... Về mặt sinh học, cao lỏng lá giang được chiết xuất không thấy độc tính, có tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính cả khi uống và tiêm. Bộ phận dùng làm thuốc là thân, rễ và lá.
Một số cách trị bệnh
- Chữa viêm đường tiết niệu và có sỏi: Thân hoặc lá giang 100-200 g, sắc uống nhiều lần trong ngày (theo y học cổ truyền Việt Nam). Hoặc thân lá giang 10-20 g, hãm uống thay trà.
- Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy: Lá giang 30-50 g, sắc uống. Đơn thuốc này uống liên tục chữa được sỏi và viêm đường tiết niệu.
- Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày: Rễ hoặc lá 20-40 g, sắc uống, thường kết hợp với một số vị thuốc trị đau khác.
- Chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương: Lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương.
- Cá chuồn nấu lá giang (công dụng bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện cân cốt; phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái dắt, đái buốt): Cá chuồn 3-5 con, lá giang 100 g. Cá chuồn bỏ vảy, chặt vây, cắt làm 2-3 khúc; lá giang rửa sạch, vò giập. Nước đun sôi, cho cá vào, sau đó cho lá giang và bột canh (muối, bột ngọt), có thể thêm nắm gạo làm tăng phần đậm đặc của nồi canh. Khi bắc ra, cho thêm trái ớt đập giập.
- Chữa viêm bàng quang bằng canh gà lá giang (công dụng thanh nhiệt giải độc dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tí; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể): Gà 600 g, lá giang 100 g, gia vị vừa đủ. Gà rửa sạch, để ráo chặt miếng; lá giang bánh tẻ rửa sạch. Cho thịt gà cùng 1 lít nước, đun sôi, vớt bọt, thêm mắm và gia vị vừa ăn. Khi thịt gà chín mềm, cho lá giang đã vò nát vào, đun sôi; trước khi bắc ra thêm ít rau thơm vừa ăn.
Cây lá giang - hay giang chua, chua méo, dây dang - còn gọi là dây đực, dây cao su hồng, tên tiếng Anh: Sour-soup creeper hay River-leaf creeper, tên khoa học: Aganonerion polymorphum pierre. Lá giang là một loài cây thuộc họ La bố ma (Apocynaceae) có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, được sử dụng trong y học và làm thực phẩm.
Ở nước ta, cây lá giang thường mọc hoang ven bờ rào, trong vườn cây hoặc được trồng ở các tỉnh miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ lâu lá giang được biết tới với công dụng nấu canh chua, sơ chế nhiều lương thực bổ dưỡng như xào với thịt gà, cá nước ngọt, gà nấu lá giang.... Tuy nhiên, nhiều người lại không biết được công dụng của lá giang còn mang về nhiều lợi ích sức khỏe Bên cạnh đó.

công dụng của lá giang với sức khỏe
Lá giang thuộc thuộc họ La bố ma (Apocynaceae). Đặc biểm nhận dang của lá giang là mọc hoang dại họ dây leo có mủ trắng, lá đơn, hình trứng mọc đối, có vị chua dịu. Vào tháng năm âm lịch, hoa của lá giang sẽ nở, mọc thành chùm, màu hồng lợt, 5 cánh đều nhau; đài hoa hình ống, tràng hình chuông, 5 nhị ngắn, nhiều noãn, quả lá giang có hai đai.

Không chỉ được biết đến trong ẩm thực, lá giang là loài cây có dược tính cao, trong loại lá này có chứa chất saponin có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella.

Theo Đông y, lá giang từ lâu đã được biết tới như một loại cây thuốc trị bệnh hiệu quả cao, cả thân cây, rễ cây và lá cây đều được dùng làm vị thuốc quý. Một số bài thuốc từ thân lá giang làm thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính. Ngoài ra, lá giang còn được biết tới với công dụng chữa được viêm ruột, phong thấp và chữa sưng tấy rất tốt.

Mặt khác, công dụng của lá giang còn được dùng chữa các chứng bệnh ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau bao tử, đau nhức xương khớp. 4 Công dụng đặc trưng của lá giang sẽ khiến bạn thật bất ngờ như:

- Ẳn nhiều lá giang còn có thể chữa chứng ăn uống không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày và chữa đau nhức xương.

- Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày với lá giang như: Dùng 20-40g rễ hoặc lá, sắc uống, thường kết hợp với một số vị thuốc trị đau khác.

Lá giang và những công dụng của lá giang trong việc chữa bệnh

- Lá giang còn dùng được làm thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính. Đặc biệt, lá giang còn có tác dụng chữa viêm ruột, phong thấp, sưng tấy…

- Bài thuốc lá giang trị ăn không tiêu, đầy bụng rất thuần tuý như: Dùng 30-50g lá giang sắc uống. Với đơn thuốc này uống liên tiếp trị được sỏi và viêm đường tiết niệu.

- Bài thuốc dùng lá giang chữa viêm đường tiết kiện và có sỏi: Dùng 100-200g thân hoặc lá giang sắc uống nhiều lần trong ngày. Hoặc dùng thân lá giang 10-20 g, hãm uống thay trà.

- Bài thuốc dùng lá giang chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da: Lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên chấn thương, hoặc vùng da có mụn nhọt, lở ngứa.

- Ngoài ra, cao lỏng lá giang được chiết xuất kcó tác dụng ức chế 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính cả khi uống và tiêm.

Lưu ý: công dụng của lá giang rất xuất sắc với sức khỏe, loại lá này cũng được mua với giá thành rất rẻ, nhưng vì có vị chua, có chứa axit tartric, do đó không dùng lá giang chữa bệnh khi đang bị đợt đau khớp do gút cấp vì có khả năng tăng lắng đọng axit gây đau tăng. Bạn cũng cần chú ý là không dùng chữa sỏi thận do lắng đọng axit vì uống dài ngày thì nước tiểu thiên về axit sỏi lớn thêm.

bên trên là những tác dụng của lá giang đối với sức khỏe, hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích, tận dụng những lợi ích của loại lá siêu rẻ, dễ kiếm này để có được những bữa ăn ngon, hơn nữa là hỗ trợ chữa bênh, tốt cho sức khỏe của bạn và người trong nhà trong gia đình.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ vừng đen đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

Là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn gia đình Việt nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng chữa bệnh tuyệt vời của vừng đen.

Hạt vừng đen chứa khoảng 40 – 60% dầu, 22% chất đạm, ngoài ra còn có đồng, can xi oxalat. Dầu vừng chứa nhiều calo, a xít béo omega 3 và omega 6… có lợi cho tim mạch, tăng tuổi thọ. Vừng đen và vừng trắng đều tốt cho sức khỏe, nhưng đông y khuyến cáo nên dùng vừng đen vì đây được xem như một vị thuốc.
Vừng đen có tác dụng hữu hiệu đối với các vấn đề về tiêu hóa như nhuận tràng, trị táo bón, khó tiêu. Chọn vừng tươi ngon tại nơi bán đáng tin cậy, về nhặt sạch rồi đãi qua với nước. Để ráo rồi cho vào chảo rang chín. Khi hạt vừng phồng lên và nổ lách tách nghĩa là đã chín, lưu ý không để lửa lớn để tránh vừng bị cháy. Đem xay nhuyễn rồi trữ trong hũ sạch để chế biến thành nhiều món ngon.
Cách thông dụng nhất là nấu chè vừng đen (còn gọi là chí mà phù). Vừng đã chín và xay nhuyễn hòa với một ít nước lọc cùng với bột sắn dây hoặc bột nếp, cho lên bếp đun sôi, thêm một ít đường rồi nhấc xuống. Món này trị táo bón hiệu quả, có thể ăn một chén trước khi đi ngủ mỗi ngày. Người Nam bộ thường cho thêm nước dừa hoặc sữa vào cũng rất ngon.
Đối với người lớn tuổi thì cho bột vừng đã xay nấu cùng với khoai mỡ hoặc với gạo tẻ thành món cháo dùng mỗi ngày đều rất tốt. Những người trẻ nếu không có thời gian thì có thể trộn hạt vừng đen đã rang với đậu phộng giã nhuyễn cùng một ít muối, tiêu, thành loại gia vị ăn cùng cơm hoặc xôi mỗi ngày.
Vừng đen còn giúp tiêu hủy các loại giun sán trong đường ruột, do đó nên trữ loại thực phẩm này trong gian bếp.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vừng đen

Giữ cho da đẹp và tóc lâu bạc

Vừng đen 500g đem phơi khô, sao chín, tán ra bột, cho vào lọ sạch dùng dần. Khi ăn, cho 1-2 thìa bột vừng vào bát, cho thêm đường tùy theo khẩu vị (nếu có đường phèn càng tốt), đổ nước sôi vào quấy đều thành chè. Chè vừng đen thích ăn lúc nào thì làm lúc ấy, ăn liên tục nhiều ngày có tác dụng rất tốt cho da, tóc; người trẻ lâu giữ được vẻ đẹp, lại chữa khỏi ho khan và táo bón.
Chữa đầy chướng bụng
Chướng bụng do gười bệnh có cảm giác ậm ạch, sau mỗi lần ăn vào lại đầy bụng, chướng hơi bí bích không tiêu): Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo và cho vào 1 cái vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.
Chữa sản phụ thiếu sữa
Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.
Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
Theo Khoe&dep

Yên bạch, cây thuốc quý cầm máu, Trị táo bón, loét giác mạc

Khi còn nhỏ, tôi sống ở vùng rừng núi cao tây bắc. Vì thói quen nghịch ngợm, ăn uống linh tinh mà tôi hay bị thương ở tay chân, táo bón… khi đó, bố mẹ thường dùng cây thuốc tự nhiên mà người dân quê tôi hay dùng để chữa bệnh. Đó là cây yên bạch, dân gian gọi là cây chó đẻ.

Yên Bạch có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy từng địa phương như : cây cộng sản, cây cỏ lào, cây phân xanh, cỏ Nhật. (Ảnh: wikimedia)

Yên bạch có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy từng địa phương như: cây cộng sản, cây cỏ lào, cây phân xanh, cỏ Nhật, cây lốp bốp, ba bớp… Cây mọc thành từng bụi, có thể cao tới 2m, lá mọc đối xứng, hoa nhỏ, màu tím nhạt. Yên Bạch phân bố rộng khắp trong cả nước, nhiều nhất ở vùng trung du, miền núi phía bắc. Người dân nơi đây thường chặt và bỏ xuống ruộng, để làm phân xanh tự nhiên.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết quả cho thấy, trong cây yên bạch rất giàu đạm, lân, kali. Ngọn non và lá của yên bạch chứa tới 2,65% đạm, 2,48% kali, 0,5% lân và tinh dầu. Thêm vào đó là tác dụng chống viêm và kháng khuẩn của cây yên bạch rất tốt.

Tác dụng cầm máu

(Ảnh: staticflickr)
Cây yên bạch có chứa các chất kháng sinh, với tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, làm ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương hở và đặc biệt có khả năng cầm máu nhanh. Nếu bị thương khi đi du lịch, xa hiệu thuốc mà lại gần vùng rừng cây, bạn có thể nghĩ ngay đến cây yên bạch. Chỉ cần hái một nắm lá (tốt nhất là lá bánh tẻ) rửa sạch, rồi vò nát và đắp vào vết thương.
Trị táo bón
Yên bạch thường mọc thành từng bụi lớn. (Ảnh: blogcaycanh)
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị táo bón, lị cấp tính hay tiêu chảy chỉ cần hái 3-5 ngọn yên bạch, rửa sạch, nhai kèm với chút muối, nuốt cả nước lẫn bã, có thể trị dứt điểm táo bón, tiêu chảy. Đây là bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm mà bà con vùng núi thường sử dụng. Nếu bị nhẹ thì chỉ dùng một lần duy nhất là có thể khỏi bệnh.Vị đắng trong lá yên bạch có tác dụng diệt khuẩn, nên khi ăn vào dạ dày, nó sẽ tiêu diệt các khuẩn gây hại.
Chữa loét giác mạc
Yên bạch giúp diệt khuẩn gây mủ rất tốt. (Ảnh: ydvn)
Sử dụng 50g lá yên bạch, rửa sạch, giã nhỏ và cho vào hấp cách thủy khoảng 30 phút. Sau đó, rửa mắt bằng nước muối, bọc lá yên bạch vào miếng gạc, đắp lên mắt. Người bệnh nằm 10-12h thì thay thuốc. Đây là bài thuốc khá hiệu nghiệm vì yên bạch giúp diệt khuẩn gây mủ rất tốt.
Nghiên cứu trên bệnh nhân bỏng cho thấy, dịch chiết từ yên bạch có hiệu quả ức chế vi khuẩn mạnh, có tác dụng kích thích biểu mô liền vết thương và giảm sưng viêm.
Ngoài các tác dụng chính như trên, đã có những nghiên cứu chiết suất flavonoid trong cây yên bạch để làm mỹ phẩm… Cây yên bạch được người dân sử dụng nhiều vì tính chống viêm, kháng khuẩn, đây cũng là một loài dược liệu quý có thể điều chế thành dược phẩm nếu có thêm những nghiên cứu sâu hơn từ các nhà khoa học.

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Cach chua mat ngu

Cây lạc tiên, còn gọi là dây nhãn lồng, một vị thuốc Nam có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, thanh nhiệt, điều trị mất ngủ rất hiệu quả.

Mất ngủ là căn bệnh mà ngày nay rất nhiều người mắc phải. Sử dụng thuốc ngủ là biện pháp bất đắc dĩ, vì thuốc ngủ không điều trị tận gốc, ngoài ra việc lạm dụng quá nhiều thuốc ngủ còn dẫn tới nguy cơ suy gan, suy thận và các cơ quan chức năng khác trong cơ thể.

Một trong những cách đơn giản để điều trị bệnh mất ngủ triệt để đó là dùng Cây thuốc nam, cây lạc tiên chính là một trong những cây thuốc đó bởi cây thuốc này giúp người bệnh mất ngủ đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. 
Ngay từ cái tên của cây thuốc này bạn đã thấy rất đặc biệt phải không: Lạc tiên – Lạc là lạc lối, tiên có nghĩa là cõi tiên (Ý chỉ nếu uống cây thuốc này bạn sẽ chìm vào một giấc ngủ ngon như thể lạc vào cõi tiên).
Cây lạc tiên
Cây lạc tiên
Quả lạc tiên
Quả lạc tiên

Cây lạc tiên phơi khô
Tên gọi khác:
Người dân Nam Bộ gọi là cây nhãn lồng, dây chùm bao
Bộ phận dùng: 
Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây Lạc tiên (Herba Passiflorae).
Phân bố: 
Cây mọc hoang ở nhiều địa phương nước ta.
Thu hái: 
Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. Cắt lấy dây, lá, hoa Lạc tiên, thái ngắn, phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học: 
Trong cây có chứa các hoạt chất như: Alcaloid, flavonoid, saponin.

Video tác dụng của cây lạc tiên


Tính vị, tác dụng của dây nhãn lồng

Lạc tiên có tính mát, vị ngọt nhẹ có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ thống.

Công dụng của cây lạc tiên

Cây lạc tiên còn gọi là cây đèn lồng (tên khoa học: Herba Passiflorae) có tác dụng an thần, thanh tâm, dưỡng can, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ thống. Sau đây là những tác dụng chính của cây thuốc này:
  • Điều trị bệnh mất ngủ
  • Điều trị suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, hay nằm mơ
  • Điều trị chứng hành kinh sớm
  • Điều trị đau bụng do nhiệt táo, ho do phế nhiệt
  • Điều trị phù thũng, bạch trọc

Cách dùng, liều dùng dây nhãn lồng:

Ngày dùng 20 – 40 g, dạng thuốc sắc hoặc trà hãm. Ngoài ra có thể uống cao lỏng, siro, rượu thuốc với lượng tương ứng. Nên uống trước khi đi ngủ khoảng 15 phút là tốt nhất.

Bài thuốc điều trị bệnh từ cây lạc tiên :

  1. Điều trị suy nhược, mất ngủ, hồi hộp: Lạc tiên 150g, lá vông 130g, tâm sen 2.2g, lá dâu 10g, đường 90g. tất cả nấu thành cao lỏng vừa đủ 100ml. Ngày dùng 2 – 4 thìa to, uống trước khi ngủ.
  2. Viêm da, ghẻ ngứa: Dây lá Lạc tiên với lượng vừa đủ, nấu nước tắm và rửa.
  3. Bài thuốc an thần, có tác dụng trợ tim, ngủ được êm, dịu thần kinh: Hạt sen 12g, lá Tre 10g. Cỏ mọc 15g, Lá dâu 10g, Lạc tiên 20g, Vông nem 12g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Ðổ 600ml nước sắc còn 200ml nước, uống ngày 1 tháng (An Giang).
  4. Làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ: Cách làm như sau Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều. Nước quả lạc tiên trứng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp mọi người nhất là các chị em đang bị bệnh mất ngủ có được những giấc ngủ ngon.

Mua cây lạc tiên ở đâu, địa chỉ bán cây lạc tiên, dây nhãn lồng ?

Hiện nay Caythuoc.org có bán sản phẩm cây lạc tiên sấy khô đóng gói, cây thuốc được thu hái hoàn toàn từ tự nhiên, sạch sẽ và an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
Giá bán: 120.000 đ/1Kg

Bạn nào có nhu cầu mua lạc tiên khơ có thể liên hệ với mình theo số điện thoại sau: 0932071658

Sitemap